Sự khác biệt giữa inox 420 và 304 là inox 420 có độ cứng và khả năng chống mài mòn cao hơn inox 304. Inox 420 là loại martensitic, nhưng không có khả năng kháng hóa chất cao như dòng 300. Nó có thể rỉ sét khi tiếp xúc với hóa chất mạnh. Nó có đặc tính từ tính và có thể được làm cứng, không giống như 304. Bởi vì nó có thể được làm cứng, nên nó thường được sử dụng để cắt các dụng cụ, chẳng hạn như dao, dao mổ và cho các ổ bi. Trong khi inox 304 được biết đến là loại thép austenit có khả năng chống ăn mòn khá tốt. Không có từ tính và được sử dụng trong ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm và hóa chất nhờ khả năng không bị rỉ sét và chống lại sự tấn công của hóa chất. Xem so sánh inox 420 và 304 tại đây.
Inox 420 và inox 304 là một trong số loại thép không gỉ được yêu thích sử dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, người dùng vẫn băn khoăn lựa chọn loại nào sẽ tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy cùng so sánh inox 420 và 304 thông qua bài viết này.
Inox 420 là gì?
Inox 420 là loại thép không gỉ Mactenxit chứa hàm lượng carbon cao cùng với tỷ lệ crom tối thiểu là 12%, là hợp kim có thể tái chế mà không làm mất đi những phẩm chất vốn có.
Thép không gỉ 420 cũng có thể được làm cứng thông qua xử lý nhiệt cung cấp cho sản phẩm độ dẻo tốt ở trạng thái ủ và đặc tính chống ăn mòn tuyệt vời khi kim loại được đánh bóng, tiếp đất bề mặt.
Inox 420 có cấu trúc tinh thể bên trong rất đặc biệt nên khả năng nhiễm từ cao. Nhờ đặc trưng này mà sản phẩm được ứng dụng rộng rãi cho các sản phẩm cần từ tính và tích hợp được với từ tính.
Inox 304 là gì?
Inox 304 là một dạng hợp kim thép không gỉ được đại đa số khách hàng ưa chuộng. Inox 304 phổ biến với nhiều tên gọi khác nhau như SUS 304, thép không gỉ 304, inox 304.
Inox 304 là loại hợp thép không gỉ phổ biến nhất có thành phần kim loại chính để tạo nên sản phẩm là sắt, chứa cả crom, niken nên độ cứng của inox này rất cao.
Tấm thép 304 ít dẫn điện và dẫn nhiệt hơn thép cacbon nhưng có khả năng chống ăn mòn cao hơn thép thông thường và được sử dụng rộng rãi vì dễ dàng tạo thành các hình dạng, dập lỗ khác nhau.
Sự khác biệt giữa inox 420 và 304
Do sở hữu hàm lượng các chất cấu tạo nên và cấu trúc tinh thể bên trong khác nhau nên inox 420 và 304 có rất nhiều điểm khác biệt. Dễ nhận thấy nhất là những yếu tố sau:
Thành phần hóa học inox 304 và 420
Inox 304: Thành phần hóa học của sản phẩm bao gồm Niken 8.1%, Mangan 1%, 18% Crom, còn lại là Sắt, được chia làm 2 loại phổ biến là inox 304L có lượng Carbon thấp (nhỏ hơn 0.03%) và 304H có hàm lượng Carbon cao hơn là 0.08%.
Inox 420: Thành phần hóa học của inox 420 và 304 đều có chứa crom. Riêng tấm inox 420 đạt khoảng 17.5% đến 20% crom, với niken là 8% tới 11%, có hàm lượng carbon tương đối cao trong mức 0.2% và 0.3%.
Khả năng chống ăn mòn inox 420 và 304
Inox 304: Có sức đề kháng tuyệt vời với nhiều môi trường khí quyển và phương thức ăn mòn nhưng cần đặc biệt chú ý khi sử dụng trong điều clorua ấm cùng ứng suất trên khoảng 60°C dễ gây rỗ và mòn kẽ hở.
Inox 420: Trong điều kiện cứng, thép lớp 420 có khả năng chống lại nước ngọt, kiềm, không khí, thực phẩm và axit nhẹ, đặc biệt khi bề mặt nhẵn sẽ có hiệu suất tuyệt vời. Các đặc tính chống ăn mòn của lớp 420 sẽ có xu hướng giảm trong điều kiện nhiệt độ ẩm.
Khả năng chịu nhiệt inox 304 và 420
Inox 304: Cả 2 loại inox 420 và 304 khả năng chịu nhiệt đều cao. Inox 304 sức chịu lên đến 870 ° C và liên tục đến 925 ° C. Tuy nhiên, thép không gỉ 304 dễ bị hư hại khi dùng liên tiếp trong khoảng 425-860 ° C bởi sự ăn mòn do tiếp xúc với độ ẩm.
Inox 420: Thép không gỉ lớp 420 có khả năng chống co giãn ở nhiệt độ lên tới 650°C. Tuy nhiên không được khuyến nghị sử dụng trên nhiệt độ nung nóng vì có thể bị giảm tính chất cơ học.
Độ cứng inox 420 so với inox 304
Inox 304: Bằng cách gia công dập, sau đó làm giảm độ dẻo giúp thép không gỉ 304 có độ cứng rất cao trên 60 HCR. Tuy nhiên có thể bị gãy do ứng suất clorua khi được sử dụng trong điều kiện nước mặn nhiệt đới như giàn khoan dầu hoặc khí đốt.
Inox 420: Khi được xử lý nhiệt sẽ có độ cứng cao do thành phần chứa nhiều crom và carbon khiến liên kết các phân tử bên trong chặt chẽ hơn nhưng dễ bị gãy ở nhiệt độ dưới 0 độ C.
Ứng dụng của inox 304 và 420
Inox 304: Thép không gỉ 304 được sử dụng cho nhiều ứng dụng gia dụng và công nghiệp như thiết bị xử lý và chế biến thực phẩm, ốc vít, bộ phận máy móc, đồ dùng và ống xả. Sản phẩm còn được sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc cho các điểm nhấn ngoại thất như thiết bị chống nước, chống cháy.
Inox 420: Lớp 420 thường được sử dụng rất nhiều trong y tế, tạo ra các thiết bị khám chữa bệnh như dụng cụ nha khoa và phẫu thuật, các loại dao, kéo mổ, da cắt, kim tiêm mũi nhọn.
Kết luận inox 304 và 420 cái nào tốt hơn?
Inox 304 sẽ có đặc tính nổi trội hơn rất nhiều so với 420 từ khả năng chống ăn mòn, tuổi thọ vòng đời sản phẩm, đồng thời có tính dẻo cao, khả năng uốn và làm cong tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với giá của thép 304 sẽ cao hơn.
Do đó nếu nhu cầu của bạn là một loại hợp kim không gỉ, có thể sử dụng được trong điều kiện khó khăn thì đừng ngần ngại với 304. Còn nếu bạn chỉ cần nguyên liệu sản xuất các loại vật dụng bình dân, ít phải tiếp xúc với nước thì tấm 420 sẽ là lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất.
Để mua inox giá tốt mời bạn tham khảo tổng kho inox của CÔNG TY TNHH INOX QUỐC TẾ THÀNH ĐẠT, hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH INOX QUỐC TẾ THÀNH ĐẠT
Địa chỉ: Địa chỉ: D2/17A đường Kinh Trung Ương, tổ 4, xã Vĩnh Lộc A
Hotline: 0345 304 304 Ms. Hằng - 0393 966 316 Mr. Đạt
Email: inoxquoctethanhdat@gmail.com
Website: inoxthanhdat.com